BỆNH MỠ MÁU LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

BỆNH MỠ MÁU LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Thursday,
25/01/2024
Đăng bởi: Nichiei Asia

Bệnh mỡ máu, hay còn gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng lượng cholesterol và triglyceride trong máu cao hơn mức bình thường, gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe tim mạch. Nhưng bệnh mỡ máu là gì và liệu nó có thực sự nguy hiểm không? Cùng Nichiei Asia tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bệnh mỡ máu là gì?

Bệnh mỡ máu, còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh máu nhiễm mỡ hay rối loạn chuyển hóa lipid máu, là một tình trạng mà trong đó chỉ số mỡ trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn chức năng chuyển hóa lipid. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giải quyết vấn đề rối loạn mỡ máu là rất quan trọng trong việc ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tai biến mạch máu não, và tai biến mạch vành tim mạch, cũng như giảm tỷ lệ tử vong do các biến chứng mạch máu. Điều này cho thấy rằng việc kiểm soát và điều trị bệnh mỡ máu không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu:

  • cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L .
  • LDL - Cholesterol: < 3.3 mmol/L.
  • Triglyceride: < 2.2 mmol/L.
  • HDL - Cholesterol: > 1.3 mmol/L.

Các chỉ số trên điều ở mức bình thường. Nếu các xét nghiệm cho kết quả cholesterol toàn phần, LDL - cholesterol, Triglyceride cao hơn chứng tỏ bạn đang có biểu hiện bệnh mỡ máu. Tuỳ vào mức độ tăng cao của các chất trên mà biểu hiện tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Trong khi đó, HDL - Cholesterol là một Cholesterol tốt cho sức khỏe giúp tăng đào thải LDL - Cholesterol (gây hại cho sức khỏe), khi HDL - cholesterol tăng là một dấu hiệu tốt.

Nguyên nhân của bệnh mỡ máu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó lối sống sinh hoạt và ăn uống không phù hợp là chủ yếu, gây tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm hiệu quả chuyển hoá lipid trong máu. Dưới đây là một số nguyên nhân chính xuất phát từ lối sống gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ:

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo, đặc biệt là mỡ động vật.

Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất làm giảm khả năng đốt cháy chất béo.

Hút thuốc lá và uống rượu bia: Cả hai đều có thể làm tăng cholesterol và triglyceride trong máu.

Bên cạnh đó, nguyên nhân di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng liên quan đến vấn đề gen và đột biến. Nguyên nhân này gây ra các vấn đề trong chuyển hoá cholesterol, nhất là nhóm LDL.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác tác động vào quá trình làm tăng mỡ máu như biến chứng của các bệnh: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột,...

Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần,... cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hoá lipid, tăng lượng mỡ trong máu. Đây là những thông tin quan trọng mà chúng ta cần nắm bắt để phòng tránh và điều trị hiệu quả tình trạng máu nhiễm mỡ.

Triệu chứng của bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, khiến người bệnh chủ quan và khó phát hiện. Tình trạng này có nguy cơ cao khi các chất béo xấu tích tụ trong máu bắt đầu hình thành những mảng bám lớn, đặc biệt là tại những con đường máu lớn như ở động mạch.

Khi những mảng bám này ngày càng lớn, chúng có thể chèn ép lối đi của dòng máu, tạo nên những rủi ro đáng kể. Các vấn đề như đau đầu, tê bì ở chân tay, chóng mặt, hay mệt mỏi có thể là những dấu hiệu đầu tiên của sự cản trở lưu thông máu.

Đặc biệt, khi các mảng bám lớn xuất hiện ở các mạch máu lớn ở tim, gan, thận, chúng gây ra tắc nghẽn mạch máu, có thể khiến các cơ quan này ngừng hoạt động. Điều này tạo ra một mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Bệnh mỡ máu có nguy hiểm không?

Bệnh mỡ máu là kết quả của tình trạng mất cân bằng của các lipid như cholesterol, lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), chất béo trung tính và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Tình trạng này có thể do chế độ ăn uống, tiếp xúc với thuốc lá hoặc di truyền, dẫn đến bệnh tim mạch với các biến chứng nghiêm trọng.

Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, tình trạng mỡ máu có thể trở nên nghiêm trọng, mở cánh cửa cho những bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh động mạch vành (CAD) và bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Điều này tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề như nhồi máu cơ tim và đột quỵ não

Để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể tưởng tượng cơ thể như một hệ thống giao thông. Khi mỡ máu tăng cao, giống như việc có quá nhiều xe cộ trên đường, có thể dẫn đến sự tắc nghẽn trong các động mạch. Điều này gây khó khăn cho máu lưu thông, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông - trong trường hợp này là các vấn đề về tim mạch và hệ thống tuần hoàn máu.

 Nếu phát hiện chỉ số mỡ máu cao, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm chứa chất béo có hại như: Da, mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, không hút thuốc lá, uống rượu bia… Tăng cường các loại rau, hạt, trái cây chứa nhiều chất xơ để giảm hấp thu chất béo không tốt cho sức khỏe. Đồng thời, tích cực tập luyện thể dục thể thao để đốt cháy mỡ, giảm năng lượng dư thừa.

Bệnh mỡ máu là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được chú ý và quản lý. Việc hiểu rõ về bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là chìa khóa để giữ cho trái tim và cơ thể khỏe mạnh

 

 

Tin tức liên quan

Có nên uống thuốc chống đột quỵ?
24/04/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...

Hướng dẫn chăm sóc người đột quỵ
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...

Rượu tỏi đen có tác dụng gì?
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...

NATTOKINASE PREMIUM - Thực phẩm chức năng ngăn ngừa đột quỵ
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...

Nguyên nhân đột quỵ ở người già
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...

Đột quỵ ở người trẻ đang dần gia tăng
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...

Enzyme nattokinase là gì?
22/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...

Những thắc mắc về Cỏ Trường Thọ
22/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Chúng ta thường thắc mắc: Giảo cổ lam hay còn gọi là Cỏ trường thọ, tại sao lại có...

Cách phân biệt tai biến và đột quỵ để có hướng sơ cứu kịp thời
02/02/2024   Đăng bởi: NICHIEIASIA

Căn bệnh tai biến mạch máu não và đột quỵ hiện nay rất phổ biến ở Việt Nam, nó là ...

Người có huyết áp bình thường có bị đột quỵ không
02/02/2024   Đăng bởi: NICHIEIASIA

Huyết áp bình thường được xem là chỉ số sức khỏe tim mạch quan trọng, nhưng liệu n...

hotline 0907000501 hotline 1900299988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: