Một số biểu hiện của đột quỵ nhẹ đừng bỏ qua

Một số biểu hiện của đột quỵ nhẹ đừng bỏ qua
Wednesday,
24/01/2024
Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng qua hoặc tai biến mạch máu não thoáng qua. Ở bài viết này, Nichiei Asia sẽ đề cập chủ yếu đến tình trạng thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng máu tạm ngưng chảy về não bộ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của các cơn đột quỵ nhẹ là sự cảnh báo cho một cơn đột quỵ thật sự có thể diễn ra trong tương lai.

Cùng NICHIEI ASIA tìm hiểu rõ khái niệm như thế nào là đột quỵ nhẹ và đưa ra một số biểu hiện của đột quỵ nhẹ ngay sau đây nhé!

Đột quỵ nhẹ là gì?

Đột quỵ nhẹ hay thiếu máu não thoáng qua (TIA), là tình trạng máu tạm ngưng chảy về não bộ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, cơn đột quỵ nhẹ không làm chết các tế bào não như trong cơn đột quỵ thực sự. Cơn đột quỵ nhẹ cũng gây ra những triệu chứng giống như đột quỵ và là một số cảnh báo thật sự có thể xảy ra trong tương lai.

Một số nghiên cứu cho thấy có tới 90% trường hợp cơn thiếu máu thoáng qua mất đi chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ mà không để lại bất kỳ tổn thương nào.

Biểu hiện của bệnh đột quỵ nhẹ?

Theo các chuyên gia, các biểu hiện đột quỵ nhẹ có thể kể đến như sau:

  • Chóng mặt

Chóng mặt là biểu hiện đột quỵ nhẹ thường thấy nhất mà bệnh nhân đột quỵ hay gặp phải. Người bệnh thường có cảm giác tối sầm mặt, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, không nhìn rõ.

  • Cao huyết áp

Huyết áp tăng một cách đột biến và cao hơn ngưỡng bình thường cũng là một trong những biểu hiện rõ ràng của đột quỵ nhẹ. Huyết áp tăng khiến người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhất là với người có tiền sử bệnh cao huyết áp.

  • Đau nửa đầu

Đau đầu thường có kèm theo triệu chứng buồn nôn, sợ ánh sáng và những âm thanh mạnh. Cơn đau thường âm thầm và tiến triển trong vòng 30 phút.

  • Giảm thị lực

Thị lực giảm dần là biểu hiện của đột quỵ mà người ngoài khó phát hiện được. Vì thế người bệnh cần chủ động ghi nhớ biểu hiện này và báo ngay cho người nhà khi thấy có sự khác thường.

  • Cơ bắp suy giảm, giảm vận động

Lượng máu cung cấp lên não không đủ khiến cơ bắp vận động bị yếu. Người bệnh cảm thấy tê bì chân tay, cử động khó khăn và dần dần không thể cử động được.

Bên cạnh đó, một số biểu hiện khác của bệnh đột quỵ nhẹ có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý như:

  • Ngất: người bệnh đột ngột bị mất ý thức trong thời gian ngắn, không có biểu hiện gì khác.
  • Động kinh thoáng qua: những biểu hiện này thường khởi phát ở một số bộ phận rồi dần dần lan ra.
  • Cơn mất trí nhớ thoáng qua: người bệnh đột ngột bị mất trí nhớ. Khi tỉnh táo người bệnh không hề có biểu hiện thần kinh khu trú nào khác.

Chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được bệnh và chủ động phòng ngừa theo dấu hiệu F.A.S.T sau:

  1. F= Face= KHUÔN MẶT: Đột ngột bị thay đổi như miệng méo lệch sang một bên, liệt mặt (Hãy bảo người đó cười và quan sát nét mặt).
  2. A= Arms= TAY/CHÂN: Đột ngột bị tê yếu chân tay hoặc liệt chân tay (Hãy bảo người đó giơ 2 tay/chân lên và so sánh 2 bên tay/chân).
  3. S= Speech= GIỌNG NÓI: Đột ngột bị nói khó, nói ú ớ không rõ lời (Hãy bảo người đó nói một vài từ và lắng nghe).
  4. T=Time= THỜI GIAN: Khi phát hiện một người có 3 dấu hiệu trên, cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có đủ điều kiện cấp cứu đột quỵ và hỗ trợ kịp thời.

Đột quỵ nhẹ có nguy hiểm không?

Đột quỵ nhẹ có thể làm tăng nguy cơ trải qua cơn đột quỵ lớn hơn trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến thiệt hại về sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, mặc dù đột quỵ nhỏ nhẹ hơn so với cơn đột quỵ thông thường nhưng người bệnh vẫn cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, đột quỵ nhỏ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ lớn, bao gồm rối loạn ngôn ngữ, rối loạn chức năng vận động. Người từng bị đột quỵ nhẹ thường dễ cảm thấy căng thẳng quá mức, luôn trong trạng thái lo lắng về việc mình sẽ bị đột quỵ trong thời gian sắp tới.

Phải làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ nhẹ?

Các biểu hiện của đột quỵ nhẹ hay dấu hiệu của đột quỵ nhẹ thường xảy ra nhanh, khó nhận biết. Điều này khiến người bệnh chủ quan trong cách nhận biết, xử lý và dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Người bệnh có thể không được đưa đến bệnh viện kịp thời, gặp nhiều biến chứng sau đột quỵ, thậm chí tử vong.

Khi một người có dấu hiệu hay triệu chứng đột quỵ nhẹ, người bệnh hoặc những người xung quanh cần hành động một cách nhanh chóng và cẩn thận theo các bước sau đây:

Gọi ngay cấp cứu: Hãy gọi điện thoại cho bệnh viện gần nhất có đủ điều kiện điều trị cấp cứu đột quỵ để được tư vấn và hỗ trợ ngay lập tức. Hoặc, người nhà có thể tự đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Theo dõi triệu chứng: Chú ý theo dõi và ghi lại các triệu chứng đột quỵ nhẹ của người bệnh cũng như thời gian xuất hiện triệu chứng và thông báo với nhân viên y tế ngay khi tiếp cận đội ngũ bác sĩ cấp cứu. Nếu biết, bạn có thể cung cấp thêm các thông tin như tiền sử bệnh, người này đã từng bị đột quỵ trước đây hay chưa, có đang hoặc đã dùng các loại thuốc nào không… Điều này có thể giúp cho các bác sĩ đưa ra đánh giá nhanh hơn và quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

Giữ cho người bệnh nằm nghỉ một cách thoải mái: Hãy giữ cho người bệnh nằm nghỉ hoặc ngồi thoải mái để làm giảm áp lực lên cơ hệ tuần hoàn. Nên cho người bệnh nằm nghiêng nhẹ, cởi bớt các cúc áo, nới lỏng cà-vạt… để giúp người bệnh dễ thở hơn. Không cho người bệnh ăn uống để tránh sặc.

Không tự ý cho người bệnh uống thuốc: Không nên tự cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc nào mà không được bác sĩ chỉ định.

Không tự áp dụng các biện pháp điều trị: Tuyệt đối không tự ý điều trị đột quỵ cho người bệnh bằng cách dùng kim đâm vào đầu các ngón tay hay lỗ tai của người bệnh. Khi thấy một người có dấu hiệu đột quỵ nhẹ, điều kiện tiên quyết là cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

>>>Xem thêm: Cùng Nichiei Asia tìm hiểu thêm Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là gì?

Phương pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các vấn đề về bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Do đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc hình thành các bệnh lý này. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

  • Ăn nhiều các loại rau củ quả, hay các loại đậu, ngũ cốc
  • Bổ sung thịt trắng, hải sản, trứng để cung cấp protein cho cơ thể. Đồng thời, bạn cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ
  • Cắt giảm các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, hay thức ăn nhanh
  • Giảm bớt các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
  • Bổ sung nhiều nước lọc, nước trái cây, hay sữa đậu nành…

Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh có thể gây huyết áp cao, tăng áp lực từ đó khiến mạch máu bị vỡ. Do đó, bạn cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi trong thời điểm giao mùa.

Hút thuốc lá: Hút thuốc là một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Nếu bạn ngưng thuốc lá từ 2 – 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ giảm ngang bằng so với người chưa từng hút thuốc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm giúp phát hiện các yếu tố gây đột quỵ, từ đó chủ động can thiệp giúp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hạn chế tình trạng đột quỵ.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan để không bỏ qua biểu hiện của đột quỵ nhẹ. Giúp bệnh nhân phát hiện sớm và phòng tránh việc những cơn thiếu máu não thoáng qua trở thành đột quỵ thực sự. Hãy bảo vệ sức khoẻ ngay hôm nay!

 

Tin tức liên quan

Có nên uống thuốc chống đột quỵ?
24/04/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...

Hướng dẫn chăm sóc người đột quỵ
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...

Rượu tỏi đen có tác dụng gì?
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...

NATTOKINASE PREMIUM - Thực phẩm chức năng ngăn ngừa đột quỵ
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...

Nguyên nhân đột quỵ ở người già
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...

Đột quỵ ở người trẻ đang dần gia tăng
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...

Enzyme nattokinase là gì?
22/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...

Những thắc mắc về Cỏ Trường Thọ
22/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Chúng ta thường thắc mắc: Giảo cổ lam hay còn gọi là Cỏ trường thọ, tại sao lại có...

Cách phân biệt tai biến và đột quỵ để có hướng sơ cứu kịp thời
02/02/2024   Đăng bởi: NICHIEIASIA

Căn bệnh tai biến mạch máu não và đột quỵ hiện nay rất phổ biến ở Việt Nam, nó là ...

Người có huyết áp bình thường có bị đột quỵ không
02/02/2024   Đăng bởi: NICHIEIASIA

Huyết áp bình thường được xem là chỉ số sức khỏe tim mạch quan trọng, nhưng liệu n...

hotline 0907000501 hotline 1900299988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: