Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là gì?

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là gì?
Tuesday,
23/01/2024
Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ không phải là một căn bệnh xa lạ, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng nguy hiểm này. Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ và để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến đột quỵ và làm thế nào để phòng ngừa? Cùng Nichiei tìm hiểu nhé!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) có hai thể là đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Trong đó đột quỵ nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ thiếu máu não cục bộ phổ biến hơn, chiếm hơn 80% các trường hợp đột quỵ.

Đột quỵ nhồi máu não xảy ra khi một cục máu đông (huyết khối) gây tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho não, làm dòng máu đột ngột giảm hoặc ngưng lưu thông đến một khu vực của não, tế bào não thiếu oxy và chết đi dẫn đến mất chức năng thần kinh tương ứng.

Đột quỵ nhồi máu não có 03 thể chính là:

- Nhồi máu não động mạch lớn

- Nhồi máu não động mạch nhỏ (nhồi máu ổ khuyết)

- Nhồi máu não do cục tắc (emboli) di chuyển từ tim

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là gì?

Nguyên nhân đột quỵ có thể bắt nguồn khi các phần khác nhau của mạch máu bị thay đổi bao gồm các động mạch lớn, động mạch nhỏ, tim và hệ thống tĩnh mạch và các nhà nghiên cứu tìm thấy các yếu tố nguy cơ về di truyền liên quan đến từng cơ chế này. Họ đã chỉ ra rằng một số yếu tố nguy cơ di truyền đóng góp vào các cơ chế cụ thể và các yếu tố khác gây sự nhạy cảm đột quỵ cao.

Họ cũng tìm thấy những ảnh hưởng di truyền được chia sẻ giữa đột quỵ do tắc mạch (nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ) và đột quỵ do vỡ mạch máu (nguyên nhân thảm khốc nhất của đột quỵ), được cho là có cơ chế ngược lại.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, điều chỉnh được

  • Tăng huyết áp

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về mạch máu. Huyết áp cao làm gia tăng áp lực lên thành mạch máu dẫn đến tình trạng xơ vữa mạch máu, những mảng xơ vữa này lâu ngày sẽ góp phần hình thành nên huyết khối (cục máu đông) đi khắp các mạch máu trong cơ thể. Nếu cục máu đông này trôi lên não, dẫn đến tắc mạch máu não gây ra đột quỵ nhồi máu não. Tăng huyết áp làm gia tăng áp lực lên thành mạch, khi gia tăng quá mức, thành mạch có thể bị vỡ, gây ra đột quỵ xuất huyết não. Theo ghi nhận, có đến 90% trường hợp đột quỵ xuất huyết não có liên quan đến tăng huyết áp.

  • Các bệnh liên quan đến tim mạch

Khi mắc các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, rung nhĩ… Các bệnh lý này dẫn đến tình trạng co bóp bất thường của tim, lâu ngày chúng dễ hình thành các cục máu đông trong buồng tim. Khi cục máu đông thoát ra khỏi buồng tim, chúng có thể di chuyển đến nhiều nơi khác trong cơ thể, nếu đi đến não sẽ dẫn tắc nghẽn mạch máu não, gây đột quỵ nhồi máu não.

  • Đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, không lây nhiễm cho người khác, đôi khi có yếu tố gia đình, thường diễn tiến âm thầm và dễ dẫn đến tổn thương các cơ quan như tim, não, mắt, thận…

Hiện tượng tăng đường huyết làm quá trình xơ vữa mạch máu diễn ra nhanh hơn người bình thường, hình thành cục máu đông trong lòng động mạch hay mảng xơ vữa gây bít tắc lòng mạch, cản trở lượng máu giàu oxy đến nuôi não. Mảng xơ vữa này không chỉ gây tổn thương não, khi xuất hiện ở tim gây nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực.

Người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2- 4 lần so với người bình thường.

  • Mỡ máu cao (Cholesterol cao)

Mỡ máu cao có thể phá hủy các “lớp áo” trong của mạch máu, gây ra mảng xơ cứng bám vào các mạch máu, cản trở việc lưu thông, cung cấp máu lên não. Thời gian dài sẽ gây ra tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu não. Mỡ máu là thành phần không thể thiếu của cơ thể, vì thế chúng ta không thể loại bỏ mỡ máu mà có thể kiểm soát nó ở mức bình thường, để giảm nguy cơ dẫn đến các bệnh lý liên quan khác, trong đó có đột quỵ.

  • Uống nhiều bia rượu

Một loạt các tác hại phải kể đến khi lạm dụng rượu bia là tác động xấu đến huyết áp, gây ra các bệnh lý về thần kinh, tim mạch, xơ gan, ung thư gan… Đặc biệt, người thường xuyên sử dụng rượu bia có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn so với người không sử dụng rượu bia. Bởi bia rượu tác động xấu lên hệ tim mạch, tim người uống rượu bia quá nhiều có thể bị giãn nở to hơn tim người bình thường, song kém chức năng (bệnh cơ tim giãn nở), khả năng bơm máu kém dễ gây ra đột quỵ.

  • Hút thuốc lá

Ngoài nguy cơ ung thư phổi- bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đã được biết đến từ lâu; Người thường xuyên hút thuốc lá sẽ gây viêm trong mạch máu, làm tăng nhanh quá trình xơ vữa mạch máu, dễ hình thành cục máu đông. Mảng xơ vữa này khiến lòng mạch máu ngày càng hẹp lại hoặc bít tắc hoàn toàn, từ đó dòng máu không thể cung cấp oxy và dưỡng chất đến các cơ quan. Theo nghiên cứu, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc đột quỵ gấp 3 lần so với người bình thường, ngoài ra thuốc lá còn làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhồi máu thận hoặc tắc cấp tính các mạch chi dưới, thậm chí phải cắt cụt chi nếu không kịp thời xử lý.

  • Người thường xuyên căng thẳng stress

Khi áp lực công việc cùng với chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh như thức khuya mất ngủ kéo dài, ăn uống không điều độ… dễ gây ra tình trạng như đau đầu, căng thẳng, stress… Khi căng thẳng quá mức sẽ làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, nếu trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở mọi người, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

  • Tuổi tác:

Tuổi tác càng lớn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tật. Ghi nhận ở người cao tuổi và trung niên nhất là từ 60 tuổi trở lên thường dễ mắc phải đột quỵ. Tuy nhiên, hiện nay đột quỵ đang dần trẻ hóa bằng chứng là có những trường hợp đột quỵ ở độ tuổi dưới 40 đang có xu hướng gia tăng. Đột quỵ ở độ tuổi càng lớn nguy cơ tử vong càng cao. 

  • Giới tính:

Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới khoảng 1,25 lần. Tuy nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhưng tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới lại thấp hơn nữ giới. Tỷ lệ được cứu sống ở nam giới khi bị đột quỵ cao hơn nữ giới vì nam giới đột quỵ có độ tuổi trung bình thấp hơn so với nữ giới.

  • Có tiền căn gia đình

Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ (Ông Bà, Cha Mẹ ruột…) sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn do ảnh hưởng thói quen sống hoặc yếu tố di truyền.

  • Người đã từng bị đột quỵ

Người đã từng bị đột quỵ thì khả năng tái phát đột quỵ của họ cao gấp 7 lần người thường. Theo ước tính, có 40% trường hợp đột quỵ sẽ tái phát trong 5 năm đầu tiên. Đột quỵ quay lại sớm hay muộn phụ thuộc vào việc tìm nguyên nhân gây đột quỵ và  người bệnh kiểm soát được các yếu tố nguy cơ và tuân thủ điều trị tốt hay không.

Dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được bệnh và chủ động phòng ngừa theo dấu hiệu F.A.S.T sau:

F= Face= KHUÔN MẶT: Đột ngột bị thay đổi như miệng méo lệch sang một bên, liệt mặt (Hãy bảo người đó cười và quan sát nét mặt).

A= Arms= TAY/CHÂN: Đột ngột bị tê yếu chân tay hoặc liệt chân tay (Hãy bảo người đó giơ 2 tay/chân lên và so sánh 2 bên tay/chân).

S= Speech= GIỌNG NÓI: Đột ngột bị nói khó, nói ú ớ không rõ lời (Hãy bảo người đó nói một vài từ và lắng nghe).

T=Time= THỜI GIAN: Khi phát hiện một người có 3 dấu hiệu trên, cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có đủ điều kiện cấp cứu đột quỵ và hỗ trợ kịp thời.

Phòng ngừa đột quỵ

Có thể dự phòng đột quỵ nhồi máu não bằng các biện pháp:

- Dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu (trong trường hợp có bệnh lý làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông).

- Điều trị rối loạn lipid máu bằng statin.

- Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp, đường huyết.

- Bỏ thuốc lá.

- Giảm uống rượu.

- Tập thể dục

- Chế độ ăn lành mạnh: Tăng rau củ quả, trái cây, cá, thịt gia cầm, đậu và các loại hạt; hạn chế ăn thịt đỏ, thức ăn nhanh, chất béo bão hòa.

- Kiểm tra các bệnh lý tim mạch, hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu có.

- Tái khám thường xuyên.

Hi vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và sự sống của hàng triệu người trên khắp thế giới. Với tần suất gia tăng, đột quỵ không chỉ là mối nguy cho người già mà còn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Hãy bảo vệ sức khoẻ ngay hôm nay!

Bạn tham khảo thêm bài viết: Men gạo đỏ là gì? Tác dụng và cách sử dụng?

 

 

 

Tin tức liên quan

Có nên uống thuốc chống đột quỵ?
24/04/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...

Hướng dẫn chăm sóc người đột quỵ
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...

Rượu tỏi đen có tác dụng gì?
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...

NATTOKINASE PREMIUM - Thực phẩm chức năng ngăn ngừa đột quỵ
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...

Nguyên nhân đột quỵ ở người già
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...

Đột quỵ ở người trẻ đang dần gia tăng
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...

Enzyme nattokinase là gì?
22/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...

Những thắc mắc về Cỏ Trường Thọ
22/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Chúng ta thường thắc mắc: Giảo cổ lam hay còn gọi là Cỏ trường thọ, tại sao lại có...

Cách phân biệt tai biến và đột quỵ để có hướng sơ cứu kịp thời
02/02/2024   Đăng bởi: NICHIEIASIA

Căn bệnh tai biến mạch máu não và đột quỵ hiện nay rất phổ biến ở Việt Nam, nó là ...

Người có huyết áp bình thường có bị đột quỵ không
02/02/2024   Đăng bởi: NICHIEIASIA

Huyết áp bình thường được xem là chỉ số sức khỏe tim mạch quan trọng, nhưng liệu n...

hotline 0907000501 hotline 1900299988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: