-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hiểu về chỉ số huyết áp cao
Tuesday,
02/01/2024
Đăng bởi: Nichiei Asia
Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch. Huyết áp thì bằng cung lượng tim nhân với sức cản ngoại vi từ công thức này ta có thể biết được những yếu tố làm tăng giảm huyết áp.
Huyết áp được đo bằng chỉ số huyết áp tâm thu (mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng).
Đơn vị của huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg) và dưới dạng 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu – áp lực khi tim đẩy máu ra ngoài.
- Huyết áp tâm trương – áp lực khi tim bạn nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.
Ý nghĩa của chỉ số huyết áp cao
Chỉ số huyết áp là chỉ số thể hiện rõ nhất tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tăng huyết áp được biết đến với cái tên "kẻ giết người thầm lặng", một phần do nó không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng nhưng lại để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh.
Cùng Nichiei Asia tìm hiểu về chỉ số huyết áp ngay say đây nhé!
Bài viết Người bị bệnh cao huyết áp có thể mang thai? có thể là chủ đề bạn quan tâm, hãy tham khảo thêm
Phân loại huyết áp
-
Huyết áp bình thường
Thông thường, khi đo huyết áp, người ta tính bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Là 2 chỉ số áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp và giãn ra.
Ở trạng thái bình thường, chỉ số huyết áp chuẩn ở mức:
Huyết áp tâm thu: từ 90 - 129 mmHg.
Huyết áp tâm trương: Từ 60 - 84 mmHg.
Chỉ số huyết áp này có thể thay đổi tùy theo thời điểm trong ngày, lên hoặc xuống tùy thể trạng từng người. Nếu chỉ số này quá cao hoặc quá thấp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe mà mỗi người không nên chủ quan.
-
Huyết áp thấp
Khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Khi chỉ số huyết áp thấp hơn mức bình thường chuẩn sẽ dẫn đến hình trạng máu không đủ cung cấp cho các cơ quan hoạt động, nhất là những cơ quan ở xa tim như não.
Huyết áp cao là gì? Chỉ số huyết áp cao
Huyết áp cao là căn bệnh khiến cho rất nhiều người mất đi khả năng lao động, bại liệt, tàn phế suốt đời. Huyết áp cao được tính theo các thang bậc theo chỉ số:
Chỉ số huyết áp cao (cao huyết áp) thường được xác định khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương có giá trị cao hơn mức bình thường. Dựa vào phân độ tăng huyết áp của Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018, trạng thái cao huyết áp sẽ được chia thành các loại như sau:
Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm trương < 80 mmHg và huyết áp tâm thu < 120 mmHg.
Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm trương 80 mmHg – 84 mmHg và huyết áp tâm thu 120 mmHg – 129 mmHg.
Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm trương 85 mmHg – 89 mmHg và huyết áp tâm thu 130 mmHg – 139 mmHg.
Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm trương 90 mmHg – 99 mmHg và huyết áp tâm thu 140 mmHg – 159 mmHg.
Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm trương 100 mmHg – 109 mmHg và huyết áp tâm thu 160 mmHg – 179 mmHg.
Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm trương < 90 mmHg và huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg.
Huyết áp cao có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim và suy thận. Sự gia tăng các vấn đề tim mạch liên quan đến tăng huyết áp là một vấn đề quan trọng không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Do đó, việc tăng cường kiểm soát và quản lý tăng huyết áp là rất quan trọng để giảm nguy cơ và tác động của bệnh lên sức khỏe cộng đồng.
Nguy cơ huyết áp cao tăng theo tuổi tác. Một phần nguyên nhân là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, sự đàn của mạch máu giảm dần và tăng cường xơ cứng động mạch. Cao huyết áp nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách, có thể gây ra nhiều tác hại và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho những người có huyết áp cao tham khảo và áp dụng:
Cách phòng ngừa huyết áp cao
- Giảm ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối như thức ăn nhanh, đồ hộp,…
- Tăng cường việc ăn các loại thực phẩm giàu kali, bao gồm chuối, cam, khoai lang, cà chua, đậu hà lan, cải xoong,…
- Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc tập yoga.
- Ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm và duy trì thói quen ngủ điều độ.
- Hạn chế tiêu thụ đồ uống có nồng độ caffeine cao như cà phê và nước ngọt có ga.
- Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn chứa cholesterol cao như đồ chiên, thịt đỏ, trứng.
- Giảm cân khoa học có thể giúp giảm áp lực lên hệ thống tim mạch và giúp kiểm soát huyết áp.
- Quản lý thời gian và ưu tiên công việc để giảm áp lực và căng thẳng hàng ngày.
- Thực hiện các cuộc kiểm tra y tế định kỳ để theo dõi mức độ huyết áp và sức khỏe chung.
Huyết áp cao tác động tiêu cực tới sức khỏe, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tử vong. Hiểu rõ về chỉ số huyết áp cao sẽ giúp chúng ta nhận thức được tình trạng huyết áp của mình để từ đó có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp.
Tin tức liên quan
Người bị mỡ máu có mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol "...
Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng...
Bạn có biết huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không? Hãy cù...
Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...
Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...
Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...
Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...
Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...