9 Biện Pháp Giúp Bảo Vệ Khớp Và Ngăn Ngừa Thoái Hoá Khớp

9 Biện Pháp Giúp Bảo Vệ Khớp Và Ngăn Ngừa Thoái Hoá Khớp
Tuesday,
14/06/2022
Đăng bởi: Nichiei Asia

Thoái hóa khớp là một dạng thường gặp nhất của bệnh viêm khớp. Thoái hóa khớp gây ra đau, sưng, và giảm cử động của khớp. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào, nhưng thường ảnh hưởng ở bàn tay, gối, hông và cột sống.

Thoái hóa khớp làm cho sụn ở khớp bị hư. Sụn là mô trơn bao phủ 2 đầu của xương tại khớp. Sụn tốt hấp thu chấn động khi cử động. Khi sụn bị mất, các đầu xương chà xát lên nhau. Về lâu dài, sự cọ xát này làm cho khớp hư vĩnh viễn. Các yếu tố có thể gây ra thoái hóa khớp bao gồm:

- Thừa cân

- Lớn tuổi

- Khớp bị tổn thương

Các chế độ điều trị giảm đau do thoái hóa khớp và cải thiện vận động bao gồm tập thể dục, kiểm soát cân nặng, giảm đau, điều trị bổ sung và phẫu thuật.

Sau đây là 10 biện pháp giúp bảo vệ khớp và ngăn ngừa thoái hoá khớp

1. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp: Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

2. Siêng vận động: Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

3. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng: Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

9 cách thông minh để lưng thẳng và đẹp | Báo Dân trí

4. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng: Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

5. Giữ nhịp sống thoải mái: Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

6. Phải biết "lắng nghe" cơ thể: Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề nó sẽ báo động ngay cho bạn. Trong đó đau là dấu hiệu báo động chủ yếu. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau.

7. Thay đổi tư thế thường xuyên: Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi đúng cách

8. Sự luyện tập "như một chiến binh" sẽ làm hại bạn: Khi khớp của bạn có vấn đề, lời khuyên nên vận động của bác sĩ có thể được bạn hăng hái thực hiện một cách quá mức. Tuy nhiên điều này không thể áp dụng cho tổn thương khớp.

Do sụn khớp phải trải qua một thời gian dài tác động mới bị hư hỏng (thoái hóa), vì vậy khi bạn cảm thấy đau nghĩa là nó đã hư khá nặng.

9. Bảo vệ cơ thể trước những bất trắc trong sinh hoạt: Khi ra khỏi nhà, hoặc khi tham gia những hoạt động vận động thể thao, vận động thể lực…bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp gối, nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương trong quá trình vận động, tập luyện.

 

hotline 0926733886 hotline 1900299988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: