Nhận biết dấu hiệu mỡ máu cao

Nhận biết dấu hiệu mỡ máu cao
Thursday,
18/01/2024
Đăng bởi: Nichiei Asia

Mỡ má cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, xơ vữa động mạch... Tuy nhiên, đây là một bệnh lý có diễn biến âm thầm, khó nhận biết. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu mỡ máu cao, phát hiện bệnh kịp thời? Cùng Nichiei Asia tìm hiểu ngay sau đây!

Máu nhiễm mỡ là gì?

Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol. Cholesterol rất quan trọng với cơ thể, là một trong những chất cấu thành nên các bộ phận như cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormon, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh.

Mỡ má cao là sự bất thường của lượng lipid ở trong máu, có thể là sự gia tăng của cholesterol (cholesterol xấu, hay lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và/hoặc nồng độ chất béo trung tính) hoặc sự suy giảm của nồng độ cholesterol tốt (HDL). Đây được xem là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh mạch vành (CHD), cứ tăng 1% mức cholesterol thì tỷ lệ mắc bệnh CHD tăng 1-2%.

Mỡ máu bao gồm 2 loại chính là cholessterol và triglycerid

Cholesterol gồm:

- Cholesterol tốt (cholesterol cao), cholesterol xấu (cholesterol thấp)

- Cholesterol toàn phần, chiếm tỉ lệ rất cao (60 – 70%).

Nguyên nhân và biểu hiện mỡ máu cao

Các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu

Những điều nên và không nên khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao gồm:

  • Do đột biến gen từ cha mẹ gây tình trạng mỡ máu cao.
  • Tiền sử gia đình có người mắc.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Ít vận động, lười tập luyện thể thao.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn

Những người mắc bệnh thận, bệnh gan, suy giáp, đa u tủy, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tiểu đường… cũng dễ bị mỡ máu cao.

Biểu hiện:

  • Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn phát ban màu vàng ở bên dưới lớp da, cảm thấy ngứa ngáy.
  • Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mập thì, thở ngắn, thường xuyên mệt mỏi.
  • Nổi các cục vàng ở góc trong của mắt.

Dấu hiệu nhận biết mỡ máu

  • Dấu hiệu nhận biết mỡ máu cao độ 1

Ở giai đoạn này, các chỉ số xét nghiệm mỡ máu mới tăng nhẹ và thường không có biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng. Những biểu hiện nhẹ mà bạn cần lưu ý: hơi mệt mỏi, đau đầu nhẹ, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa, cân nặng tăng nhanh kèm theo số đo vòng 2 cũng tăng…

Thông thường, ở giai đoạn này các chỉ số mỡ máu như cholesterol toàn phần, triglyceride, cholesterol xấu cũng chỉ mới chớm tăng nhẹ so với bình thường nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn nên thường không được mọi người chú ý.

Tuy vậy, bệnh nhân ở giai đoạn 1 không được chủ quan mà cần phải có tâm lý phòng ngừa, điều trị phù hợp ngay từ ban đầu để giảm thiểu hàm lượng mỡ trong máu tăng lên. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần có chế độ ăn hợp lý, kết hợp với chế độ tập luyện, lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh nhanh chóng trở về trạng thái mỡ máu bình thường.

  • Dấu hiệu nhận biết mỡ máu cao độ 2

Máu nhiễm mỡ độ 2 là khi các chỉ số xét nghiệm mỡ máu đã ở giai đoạn tăng cao. Khi đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện rõ rệt hơn: xuất hiện cơn đau thắt ngực không thường xuyên, có cảm giác khó chịu vùng ngực (bị đè nặng, bóp nghẹt, tức ngực…) kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Người bệnh cũng có một số dấu hiệu bất thường như là buồn nôn, vã mồ hôi tự nhiên, đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt, thở ngắn, cơ thể mập nhưng sức lao động lại giảm sút, thường xuyên mệt mỏi...

Khi xét nghiệm các chỉ số liên quan đến mỡ máu thì các chỉ số ở giai đoạn này tăng cao hơn nhiều so với ngưỡng an toàn.

Việc điều trị ở giai đoạn này thường gặp nhiều khó khăn hơn giai đoạn 1, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa người bệnh và phác đồ trị liệu, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn lành mạnh, vận động đều đặn và dùng các sản phẩm thuốc hợp lý để tránh tình trạng mỡ trong máu tăng cao dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

  • Dấu hiệu nhận biết mỡ máu cao độ 3

Máu nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn tăng mạnh của các chỉ số mỡ máu. Giai đoạn này đã xuất hiện các biến chứng từ tăng mỡ máu: xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa… dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm:

Bệnh mạch vành

Đau thắt ngực/cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức,... kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi.

Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác: có thể đau hoặc tức lan ra 1-2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.

Khó thở: có thể kèm/không kèm với tức ngực

Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, đau đầu, buồn nôn,...

Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau có thể gặp: mệt lả, khó thở, buồn nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm...

Nhồi máu cơ tim

  • Tức nặng ở ngực
  • Đau ngực, lưng, hàm và các nơi khác ở nửa trên cơ thể kéo dài trên 1 phút hoặc biến mất và quay trở lại
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Buồn nôn & nôn
  • Choáng váng/chóng mặt đột ngột
  • Tim đập nhanh
  • Cảm thấy mệt mỏi quá sức
  • Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, nhanh và nguy hiểm. Khoảng 1/4 - 1/3 bệnh nhân chết trước khi đến bệnh viện. Tổn thương tim có thể không hồi phục được, thậm chí gây tử vong nếu việc điều trị không bắt đầu trong vài giờ đầu khi cơn đau tim bắt đầu.

Tai biến mạch máu não

  • Đột ngột bị tê và có cảm giác châm chích, yếu hoặc mất vận động mặt, tay, chân. Đặc biệt tình trạng này chỉ xảy ra ở 1 bên cơ thể.
  • Khi mỉm cười, một bên mặt bị xệ
  • Gặp trục trặc trong việc duỗi và giơ tay
  • Nói chuyện không rõ ràng, bị líu lưỡi/ngong
  • Thay đổi thị lực đột ngột
  • Đột ngột lú lẫn/gặp vấn đề trong việc hiểu những câu đơn giản
  • Đột ngột gặp vấn đề trong việc đi lại/giữ thăng bằng
  • Cảm giác đau đầu giữ dội
  • Nuốt sặc do thức ăn rớt vào khí quản
  • Bị loét do tì đè
  • Thấy cánh tay/chân bị ảnh hưởng ngày càng cứng hơn và bạn không thể duỗi thẳng nó ra được (co cứng)
  • Thấy dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu (sốt, tiểu đau, tiểu ra máu, đau thắt lưng)
  • Gặp vấn đề trong việc giữ thăng bằng

Bệnh động mạch ngoại biên

  • Đau nhức
  • Chuột rút
  • Mệt mỏi
  • Đau ở chân trong khi hoạt động hoặc tập thể dục
  • Khó chịu ở chân và bàn chân

Các biện pháp phòng ngừa mỡ máu cao

Nichiei Asia giới thiệu 2 loại TPCN: NATTOKINASE PREMIUM 10.000FU/g 300 viênNANO NATTOKINASE PREMIUM 60.000FU/g 120 viên có thể ngăn ngừa đột quỵ tái phát, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt, ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông, giúp duy trì sức khỏe tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trên đây là những thông tin về mỡ máu, các thành phần trong mỡ máu và các biện pháp phòng ngừa. Việc điều trị mỡ máu kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh, mà còn hạn chế được các biến chứng nguy hiểm để lại. Cùng NICHIEI ASIA chủ động phòng ngừa ngay từ bây giờ nhé!

Ngoài việc dùng TPBS, những thay đổi nhỏ nhất sẽ mang đến những hiệu quả cho bạn trong quá trình kiểm soát mỡ máu và hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy thực hiện như sau:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng. Hạn chế chất béo bão hòa. Loại bỏ chất béo chuyển hóa ra khỏi thực đơn. Tăng cường thực phẩm giàu axit béo omega-3. Bổ sung thêm chất xơ hòa tan. Bổ sung thêm whey protein.

Tăng cường hoạt động thể chất. Tập thể dục, đi bộ, đạp xe, bơi, yoga, thiền… Những hoạt động thể chất này vừa tăng lượng cholesterol tốt, vừa ổn định nồng độ cholesterol.

Kiểm soát cân nặng.

Hạn chế rượu bia, thuốc lá.

Mỡ máu cao là một tình trạng nguy hiểm cho tim mạch và cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần chú ý đến các nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị mỡ máu cao để bảo vệ sức khỏe của mình. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn, bỏ thuốc lá và hạn chế rượu để giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Xem thêm chủ đề bài viết về cách ăn uống giảm mỡ cao: Người bị mỡ máu cao có nên ăn lạc không?

 

Tin tức liên quan

8 cách giảm mỡ máu tại nhà
10/07/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Người bị mỡ máu có mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol "...

Một số biểu hiện của đột quỵ nhẹ đừng bỏ qua
08/07/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng...

Huyết áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu gây huyết áp
05/06/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Bạn có biết huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không? Hãy cù...

Có nên uống thuốc chống đột quỵ?
24/04/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ là vấn đề sức khỏe khẩn cấp, cần điều trị y tế kịp thời. Tuy nhiên, việc s...

Hướng dẫn chăm sóc người đột quỵ
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Người bệnh sau cơn đột quỵ thường gặp phải các di chứng, ảnh hưởng lớn đến cuộc số...

Rượu tỏi đen có tác dụng gì?
01/03/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Rượu tỏi đen là loại thực phẩm được mệnh danh là thần dược, bởi những tác dụng thầ...

NATTOKINASE PREMIUM - Thực phẩm chức năng ngăn ngừa đột quỵ
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt, giảm đột ...

Nguyên nhân đột quỵ ở người già
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Đột quỵ ở người già là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhi...

Đột quỵ ở người trẻ đang dần gia tăng
27/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ t...

Enzyme nattokinase là gì?
22/02/2024   Đăng bởi: Nichiei Asia

Nattokinase là enzym được chiết xuất từ Natto (là loại đậu tương một món ăn có tro...

hotline 094.394.0989 hotline 1900299988
popup

Số lượng:

Tổng tiền: